Chủ Nhật, Tháng Ba 26, 2023
Top Sức Khỏe Mọi Nhà
  • Top Sức Khoẻ
  • Sức Khoẻ Đời Sống
  • Dinh Dưỡng
    • Thực Đơn Cho Người Gày
    • Thực Đơn Dinh Dưỡng
  • Bệnh Trẻ Em
  • Bệnh Phụ Nữ
No Result
View All Result
Top Sức Khỏe Mọi Nhà
  • Top Sức Khoẻ
  • Sức Khoẻ Đời Sống
  • Dinh Dưỡng
    • Thực Đơn Cho Người Gày
    • Thực Đơn Dinh Dưỡng
  • Bệnh Trẻ Em
  • Bệnh Phụ Nữ
No Result
View All Result
Top Sức Khỏe Mọi Nhà - Ăn Ngon Sống Khỏe
No Result
View All Result

Bệnh Cảm Lạnh Ở Trẻ Nhỏ Và Những Phương Pháp Điều Trị

wstaff_03 by wstaff_03
28 Tháng Sáu, 2022
in Bệnh Trẻ Em
Reading Time:12min read
0 0
A A
0
Home Bệnh Trẻ Em

Contents

  1. Nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ
    1. Bệnh cảm lạnh ở trẻ xuất hiện do tiếp xúc với virus gây bệnh
  2. Triệu chứng bệnh cảm lạnh ở trẻ
    1. Trẻ bị cảm lạnh sẽ có những triệu chứng gì?
  3. Biến chứng bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ
    1. Các biến chứng của bệnh đối với trẻ mà ba mẹ cần lưu ý
  4. Điều trị cảm lạnh ở trẻ em
    1. Điều trị cảm lạnh ở trẻ như thế nào?
  5. Thuốc kháng sinh điều trị bệnh cảm lạnh ở trẻ
  6. Phương pháp điều trị bằng thảo dược và thuốc thực phẩm chức năng
  7. Phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ
    1. Cần bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh
  8. Khi nào trẻ cần đi khám?

Bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ là bệnh phổ biến nhất. Cảm lạnh thường xuất hiện ở trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ và có triệu chứng kéo dài hơn người lớn. Bệnh lý này được biết đến là bệnh viêm đường hô hấp trên cho virus gây nên. Đây là triệu chứng ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ bị cảm lạnh hơn so với người lớn vì sức đề kháng còn yếu. Theo thống kê, mỗi năm trẻ có thể bị cảm tới 8 lần, đặc biệt khi thời tiết thay đổi.

Cảm lạnh là một nhóm các triệu chứng do một số loại virus khác nhau gây ra. Có hơn 100 loại rhinovirus khác nhau, đây là virus hàng đầu gây cảm lạnh. Các loại virus khác gây cảm lạnh bao gồm enterovirus (echovirus và coxsackievirus) và coronavirus. Do có rất nhiều loại virus gây ra các triệu chứng cảm lạnh, vì vậy một người có thể bị nhiều lần đợt cảm lạnh mỗi năm hoặc hàng chục lần trong suốt cuộc đời.

Trẻ em dưới 6 tuổi trung bình có 6 đến 8 lần cảm lạnh mỗi năm (lên đến một lần mỗi tháng, từ tháng 9 đến tháng 4), với các triệu chứng kéo dài trung bình 14 ngày. Điều này có nghĩa là một đứa trẻ có thể bị bệnh với các triệu chứng cảm lạnh từng đợt mà không có gì đáng lo ngại. Trẻ đi học nhà trẻ dường như bị cảm lạnh nhiều hơn trẻ được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, những trẻ này khi vào trường tiểu học, trẻ ít bị cảm lạnh hơn, có lẽ vì đã được miễn dịch.

Nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ

Theo mùa: Cảm lạnh ở trẻ nhỏ thường xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, mặc dù hầu hết các trường hợp cảm lạnh xảy ra vào những tháng mùa thu và mùa đông. Cảm lạnh không phải do khí hậu lạnh hoặc tiếp xúc với không khí lạnh.

Đường lây truyền: Cảm lạnh lây truyền từ người sang người, do tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc với virus trong môi trường. Cảm lạnh dễ lây lan nhất trong 2 đến 4 ngày kể từ khi bắt đầu có triệu chứng.

Những nguyên nhân do tiếp xúc với virus gây bệnh

Bệnh cảm lạnh ở trẻ xuất hiện do tiếp xúc với virus gây bệnh

Tiếp xúc trực tiếp: Những người bị cảm lạnh thường mang virus cảm lạnh trên tay, có khả năng lây nhiễm cho người khác trong ít nhất hai giờ. Nếu một đứa trẻ bị cảm lạnh chạm vào một đứa trẻ hoặc người lớn khác, sau đó những đối tượng này lại chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, chính vì vậy virus có thể lây nhiễm sang người đó

Lây nhiễm từ virus trên bề mặt: Một số vi-rút cảm lạnh ở trẻ nhỏ có thể tồn tại 1 ngày trên các bề mặt (chẳng hạn như mặt bàn, tay nắm cửa hoặc đồ chơi).

Hít phải các hạt virus: Các giọt chứa các virus có thể ở ngoài không khí do người cảm lạnh thở hoặc ho. Rhinovirus thường không lây truyền do tiếp xúc với các giọt nhỏ, mặc dù virus cúm và coronavirus có thể lây truyền qua các giọt nhỏ. Virus cảm lạnh thường không lây qua nước bọt.

Triệu chứng bệnh cảm lạnh ở trẻ

Các triệu chứng của cảm lạnh ở trẻ nhỏ thường bắt đầu từ một đến hai ngày sau khi tiếp xúc. Nghẹt mũi là triệu chứng nổi bật nhất. Trẻ cũng có thể chảy nước mũi trong, vàng hoặc xanh. Sốt (nhiệt độ trên 38 ° C) thường gặp trong ba ngày đầu tiên của bệnh.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau họng, ho, khó chịu, khó ngủ và giảm cảm giác thèm ăn. Niêm mạc của mũi có thể trở nên đỏ và sưng lên, và có thể xuất hiện hạch cổ.

Trẻ bị cảm lạnh sẽ có những triệu chứng gì?

Trẻ bị cảm lạnh sẽ có những triệu chứng gì?

Các triệu chứng của cảm lạnh ở trẻ em thường nặng nhất trong 10 ngày đầu tiên. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn tiếp tục bị sổ mũi, nghẹt mũi và ho kéo dài hơn 10 ngày. Ngoài ra, không có gì lạ khi trẻ có thể bị đợt cảm lạnh lần thứ hai khi triệu chứng của cảm lạnh đầu tiên đang biến mất; điều này có thể khiến trẻ bị cảm lạnh kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng, đặc biệt là trong mùa thu và mùa đông. Đây không phải là nguyên nhân đáng lo ngại, trừ khi trẻ có bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng sẽ được đề cập dưới đây.

Các triệu chứng của dị ứng (viêm mũi dị ứng) hơi khác so với cảm lạnh và có thể bao gồm ngứa mũi và ngứa mắt.

Biến chứng bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ

Hầu hết trẻ em bị cảm lạnh không có biến chứng. Tuy nhiên, cha mẹ nên lưu ý các dấu hiệu và triệu chứng của biến chứng có thể gặp.

Các biến chứng của bệnh đối với trẻ mà ba mẹ cần lưu ý

Các biến chứng của bệnh đối với trẻ mà ba mẹ cần lưu ý

Nhiễm trùng tai: Từ 5 đến 19% trẻ em bị cảm lạnh diễn tiến thành nhiễm trùng tai do vi khuẩn hoặc virus. Nếu một trẻ bị sốt (nhiệt độ cao hơn 38°C) sau ba ngày đầu tiên của triệu chứng cảm lạnh, thì có thể là do nhiễm trùng tai.

Hen suyễn: Cảm lạnh có thể gây ra triệu chứng thở khò khè ở trẻ chưa từng thở khò khè trước đó hoặc làm cho bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn ở những trẻ có tiền sử mắc bệnh này.

Viêm xoang: Trẻ bị nghẹt mũi quá 10 ngày không cải thiện trong có thể bị nhiễm trùng xoang do vi khuẩn.

Viêm phổi: Trẻ bị sốt sau ba ngày đầu khi có các triệu chứng cảm lạnh có thể bị viêm phổi do vi khuẩn, đặc biệt nếu trẻ bị ho và thở gấp.

Điều trị cảm lạnh ở trẻ em

Điều trị cảm lạnh ở trẻ nhỏ khác với điều trị cho người lớn. Thuốc kháng histamine, thuốc giảm nghẹt mũi, thuốc ức chế ho và thuốc long đờm. Tất cả đều được bán trên thị trường để điều trị giảm triệu chứng của cảm lạnh. Tuy nhiên, có rất ít thử nghiệm lâm sàng các sản phẩm này ở trẻ, và không có nghiên cứu nào chứng minh các thuốc này đem lại lợi ích cho trẻ.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã khuyến cáo không nên sử dụng các loại thuốc này ở trẻ em dưới 6 tuổi. Các loại thuốc này không chứng minh được là có hiệu quả và có khả năng gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Đối với trẻ em trên 6 tuổi, thuốc cảm có thể có ít rủi ro hơn; tuy nhiên, vẫn không có lợi ích nào được chứng minh.

Điều trị cảm lạnh cho trẻ như thế nào?

Điều trị cảm lạnh ở trẻ như thế nào?

Cha mẹ có thể cho acetaminophen (biệt dược: Tylenol) để điều trị cho trẻ khi trẻ thấy khó chịu vì sốt trong vài ngày đầu bị cảm. Ibuprofen có thể được dùng cho trẻ em trên 6 tháng. Trẻ em dưới 18 tuổi không nên dùng aspirin.

Không khí được làm ẩm có thể cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi và chảy nước mũi. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể thử nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để làm loãng chất nhầy, tiếp theo dùng hút bầu để loại bỏ tạm thời chất tiết trong mũi. Trẻ lớn hơn có thể thử dùng nước muối sinh lý xịt mũi.

Mật ong có thể hữu ích đối với chứng ho về đêm ở trẻ em trên 12 tháng.

Cha mẹ nên khuyến khích con mình uống đủ chất lỏng; không cần thiết phải uống quá nhiều chất lỏng. Trẻ thường chán ăn khi bị cảm và có thể ăn ít hơn bình thường. Nếu trẻ nhỏ hoàn toàn không ăn hoặc uống trong một thời gian dài, cha mẹ nên cho trẻ đi khám.

Thuốc kháng sinh điều trị bệnh cảm lạnh ở trẻ

Thuốc kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị cảm lạnh. Thuốc có thể cần thiết nếu cảm lạnh phức tạp do nhiễm trùng do vi khuẩn như nhiễm trùng tai, viêm phổi hoặc viêm xoang. Khi cha mẹ nghĩ rằng con mình diễn tiến thành những bệnh nhiễm trùng này thì nên đưa trẻ đi khám.

Việc sử dụng kháng sinh không phù hợp có thể dẫn đến kháng thuốc và nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như phản ứng dị ứng.

Phương pháp điều trị bằng thảo dược và thuốc thực phẩm chức năng

Một số sản phẩm thực phẩm chức năng, bao gồm kẽm và các sản phẩm thảo dược như echinacea (hoa cúc tím), được quảng cáo để điều trị hoặc ngăn ngừa cảm lạnh cho trẻ em. Có một số bằng chứng cho thấy việc sử dụng dự phòng vitamin C có thể làm giảm thời gian bị cảm lạnh thông thường ở trẻ em. Ngoại trừ vitamin C, không có phương pháp điều trị nào được chứng minh là có hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng. Việc sử dụng các thuốc này không được khuyến khích.

Phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ

Các biện pháp vệ sinh đơn giản có thể giúp ngăn ngừa nhiễm virus cảm lạnh. Các biện pháp phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ nhỏ bao gồm:

  • Rửa tay là cách cần thiết và có hiệu quả cao để ngăn ngừa sự lây lan nhiễm trùng. Tay phải được làm ướt bằng nước và xà phòng thường, và chà xát với nhau trong 15 đến 30 giây. Không nhất thiết phải sử dụng xà phòng rửa tay diệt khuẩn. Cha mẹ và trẻ nên rửa tay trước, sau khi ăn và sau khi ho, hắt hơi.
  • Thuốc rửa tay nhanh chứa cồn là một giải pháp thay thế tốt để khử trùng tay nếu không có bồn rửa tay. Nên thoa đều tay lên toàn bộ bề mặt bàn tay, ngón tay, cổ tay cho đến khi khô và có thể dùng nhiều lần. Có thể sử dụng các loại thuốc này nhiều lần mà không gây kích ứng da hay mất tác dụng.
  • Có thể khó hoặc không thể tránh hoàn toàn việc tiếp xúc những người bị bệnh, mặc dù vậy, cha mẹ đang bị bệnh nên cố gắng hạn chế tiếp xúc trực tiếp với trẻ.
  • Hầu hết trẻ em bị cảm lạnh không cần phải nghỉ học. Vì trẻ đã lây lan virus trước khi trẻ biểu hiện triệu chứng cảm lạnh.
  • Sử dụng chất tẩy rửa gia dụng diệt virus, chẳng hạn như phenol / cồn có thể giúp giảm lây truyền virus.

Cần bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh 

Cần bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh

Khi nào trẻ cần đi khám?

Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, cha mẹ nên đưa trẻ khám ngay:

  • Từ chối uống bất cứ thứ gì trong thời gian dài
  • Thay đổi hành vi, bao gồm cáu kỉnh hoặc thờ ơ (giảm phản ứng)
  • Khó thở, khó thở hoặc thở gấp
  • Sốt trên 38,4 ° C kéo dài hơn ba ngày.
  • Tình trạng nghẹt mũi trở nên tồi tệ hơn hoặc không cải thiện trong vòng 10 ngày
  • Mắt đỏ hoặc chảy ghèn vàng.
  • Có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm trùng tai (đau tai, trẻ tự cấu tai, quấy khóc).

Trên đây là thông tin mà Topsuckhoe đã tổng hợp lại về bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ mà các bậc phụ huynh cần lưu ý. Đây là loại bệnh mà trẻ rất thường hay mắc phải nên ba mẹ cần có những phương pháp phòng tránh và chuẩn bị cho phù hợp để bảo đảm được sức khỏe cho bé.

Nguồn: vinmec.com

Tags: cảm lạnhcảm lạnh ở trẻ nhỏviêm mũi dị ứng
ShareTweetShare
Previous Post

Mẹ Bầu Cần Lưu Ý Điều Gì Nếu Không Tăng Cân Khi Mang Thai

Next Post

Tổng Hợp Danh Sách Những Món Ăn Tăng Cân Cho Người Gầy

wstaff_03

wstaff_03

Related Posts

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là gì? Cách chữa trị chúng như thế nào?
Bệnh Trẻ Em

Mụn Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh Là Gì? Cách Chữa Trị Chúng Như Thế Nào?

27 Tháng Sáu, 2022
Bệnh viêm amidan ở trẻ nhỏ có nguy hiểm hay không? Cách chữa trị?
Bệnh Trẻ Em

Bệnh Viêm Amidan Ở Trẻ Nhỏ Có Nguy Hiểm Hay Không? Cách Chữa Trị?

28 Tháng Sáu, 2022
Tổng hợp những bệnh thường gặp ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần lưu ý
Bệnh Trẻ Em

Tổng Hợp Những Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Em, Các Bậc Phụ Huynh Cần Lưu Ý

28 Tháng Sáu, 2022
Trẻ chậm tăng cân và cách hỗ trợ tăng cân cho trẻ
Bệnh Trẻ Em

Trẻ Chậm Tăng Cân Và Cách Hỗ Trợ Tăng Cân Cho Trẻ

28 Tháng Sáu, 2022
Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tình trạng dị ứng sữa ở trẻ
Bệnh Trẻ Em

Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Tình Trạng Dị Ứng Sữa Ở Trẻ

28 Tháng Sáu, 2022
Next Post
Tổng hợp danh sách những món ăn tăng cân cho người gầy

Tổng Hợp Danh Sách Những Món Ăn Tăng Cân Cho Người Gầy

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Serum trị nám nào tốt nhất hiện nay - topsuckhoe

Serum Trị Nám Nào Tốt Nhất Hiện Nay?

28 Tháng Sáu, 2022
Nổi mụn nước ở môi là do loại bệnh lý gì gây nên?

Nổi Mụn Nước Ở Môi Là Do Loại Bệnh Lý Gì Gây Nên?

28 Tháng Sáu, 2022
Thành phần trị mụn thần thánh cho bạn làn da láng mịn

Thành Phần Trị Mụn Thần Thánh Cho Bạn Làn Da Láng Mịn

28 Tháng Sáu, 2022
Bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ và những phương pháp điều trị

Bệnh Cảm Lạnh Ở Trẻ Nhỏ Và Những Phương Pháp Điều Trị

28 Tháng Sáu, 2022
15 thực phẩm giúp bạn giảm mất ngủ hậu covid-19

15 Thực Phẩm Giúp Bạn Giảm Mất Ngủ Hậu COVID-19

0
Một số cách làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà bạn cần biết

Một Số Cách Làm Giảm Nguy Cơ Mắc Bệnh Tim Mạch Mà Bạn Cần Biết

0
Thực đơn giảm cân cắt giảm tinh bột có thật sự hiệu quả?

Thực Đơn Giảm Cân Cắt Giảm Tinh Bột Có Thật Sự Hiệu Quả?

0
Tìm hiểu lý do vì sao ăn nhiều nhưng không tăng cân

Tìm Hiểu Lý Do Vì Sao Ăn Nhiều Nhưng Không Tăng Cân

0
15 thực phẩm giúp bạn giảm mất ngủ hậu covid-19

15 Thực Phẩm Giúp Bạn Giảm Mất Ngủ Hậu COVID-19

22 Tháng Sáu, 2022
Chăm sóc sức khỏe người bệnh hậu covid – 19 như thế nào?

Chăm Sóc Sức Khỏe Người Bệnh Hậu Covid – 19 Như Thế Nào?

22 Tháng Sáu, 2022
Những thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nên tránh xa

Những Thói Quen Ảnh Hưởng Xấu Đến Sức Khỏe Nên Tránh Xa

27 Tháng Sáu, 2022
Top 15 loại thức uống ngày tết ngon, khỏe và đẹp

Top 15 Loại Thức Uống Ngày Tết Ngon, Khỏe Và Đẹp

27 Tháng Sáu, 2022
Facebook
Top Sức Khỏe Mọi Nhà

Top Sức Khỏe

News

Danh Mục Bài Viết

  • Bệnh Nam Giới
  • Bệnh Phụ Nữ
  • Bệnh Trẻ Em
  • Dinh Dưỡng
    • Thực Đơn Cho Người Gày
    • Thực Đơn Cho Người Giảm Cân
    • Thực Đơn Dinh Dưỡng
  • Sức Khoẻ Đời Sống

Bài viết mới

15 thực phẩm giúp bạn giảm mất ngủ hậu covid-19

15 Thực Phẩm Giúp Bạn Giảm Mất Ngủ Hậu COVID-19

22 Tháng Sáu, 2022
Chăm sóc sức khỏe người bệnh hậu covid – 19 như thế nào?

Chăm Sóc Sức Khỏe Người Bệnh Hậu Covid – 19 Như Thế Nào?

22 Tháng Sáu, 2022

Thẻ được quan tâm

bài tập tăng cân (1) bệnh mắt nguy hiểm (1) bệnh nam khoa (1) bệnh ung thư vú (1) Bệnh viêm amidan (1) bệnh về gan (1) bệnh về mắt (1) chăm sóc sức khỏe (1) Cận thị (1) Gan nhiễm mỡ (1) hậu covid (1) hậu covid-19 (1) khám nam khoa (1) làm sữa tăng cân (1) mụn nước ở môi (1) mụn nội tiết (1) mụn trứng cá (1) mụn đầu đen (1) nấm miệng (1) Nổi mụn (1) Phát ban (1) Phương pháp trị mụn đầu đen (1) sữa bí đỏ (1) sữa tăng cân (1) Triệu chứng của bệnh lý nam khoa (1) trị mụn đầu đen (1) trị mụn đầu đen ở mũi (1) tăng cân (7) tăng cân cho phụ nữ sau sinh (1) tăng cân nhanh (3) tăng cân sau sinh (1) tăng cân đơn giản tại nhà (1) Ung thư gan (1) Ung thư vú (1) ung thư vú ở nữ giới (1) viêm amidan (1) viêm amidan ở trẻ (1) Viêm da cơ địa (1) Viêm gan B (1) Viêm loét giác mạc (1) viêm mũi dị ứng (2) viêm xoang (1) Xơ gan (1) ăn tăng cân (2) Đau mắt đỏ (1)

© 2021 Top Sức Khỏe All Right Reserved

No Result
View All Result
  • Top Sức Khoẻ
  • Sức Khoẻ Đời Sống
  • Dinh Dưỡng
    • Thực Đơn Cho Người Gày
    • Thực Đơn Dinh Dưỡng
  • Bệnh Trẻ Em
  • Bệnh Phụ Nữ

© 2021 Top Sức Khỏe All Right Reserved

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In