Có thể nói, đại dịch Covid-19 không chỉ mang đến những ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, xã hội mà đến nay, những di chứng để lại do hậu covid vẫn còn mang đến những hậu quả khôn lường cho người bệnh. Theo thống kê ghi nhận, tỷ lệ người bệnh mắc các triệu chứng hậu covid -19 kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi nhiễm bệnh chiếm 33% đến 76%. Trong số đó, có đến 20% người phải tái nhập viện và 80% người còn lại phải theo dõi trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu với thời gian 2 tháng. Vậy cách chăm sóc sức khỏe người bệnh hậu covid-19 ra sao? Cùng Topsuckhoe tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Thế nào là hội chứng hậu COVID-19?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức công bố định nghĩa đầu tiên về hội chứng hậu covid-19. Theo định nghĩa này, ở những người có tiền sử nhiễm bệnh covid-19, có các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng những chẩn đoán thay thế thì là người mắc phải hội chứng hậu covid-19.
Tình trạng hậu covid-19 có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của một người về lâu dài và khả năng trở lại làm việc hoặc tham gia xã hội của họ. Hậu covid ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của cơ thể và có thể có những tác động đáng kể về tài chính đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

Các triệu chứng báo hiệu hậu covid -19 không nên bỏ qua
Có đến 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng sau COVID19, đặc biệt ở những bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt, trải qua quá trình điều trị hồi sức tích cực. Những người bị nhiễm covid -19 có nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm sốt nhẹ, khó thở, ho dai dẳng, khó chịu, đau cơ và khớp, rụng tóc và xơ phổi, và các triệu chứng này kéo dài thậm chí vài tuần đến vài tháng sau khi khỏi bệnh.
Một số triệu chứng khác như tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực, rối loạn nội tiết, chống đông máu … rối loạn tiêu hóa (chán ăn, ăn không ngon, đau bụng, tiêu chảy …), rối loạn nhịp tim, khứu giác hoặc vị giác, mẩn ngứa ngoài da .. .
Bệnh nhân ở giai đoạn hậu COVID-19 cũng có thể gặp các triệu chứng tâm thần kinh như tình trạng rối loạn tâm lý, kém tập trung, lo lắng, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, hay quên và kém tập trung. Tình trạng sương mù não, suy giảm nhận thức, đọc chậm, mất trí nhớ ngắn hạn và thay đổi tâm trạng thường xuyên xảy ra.
Ở những người đã mắc các bệnh lý từ trước như tim mạch, tiểu đường, đặc biệt là bệnh hô hấp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), viêm phế quản mãn tính..khi mắc covid-19 có thể dẫn đến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Một số người đang phục hồi sau COVID-19 nghiêm trọng có nguy cơ gặp phải phải những ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan khác nhau, hoặc bệnh tự miễn dịch kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
Ngoài việc biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng trên, bệnh nhân còn có thể gặp các bất thường không triệu chứng như: Tăng men tim trong thời gian dài, rối loạn đường huyết, rối loạn hormone tuyến giáp, giảm mức lọc cầu thận; rối loạn chức năng hô hấp (giảm khuếch tán phổi, thể tích phổi hạn chế, bất thường hình ảnh học, xơ phổi, giãn phế quản trên CT scan ngực), rối loạn chức năng tâm thất trên siêu âm tim ...

Sức khỏe của bệnh nhân ‘hậu COVID-19’
Hầu hết những người mắc phải covid -19 đều khỏe lại trong vòng vài tuần sau khi bị nhiễm, nhưng cũng có không ít người bị ảnh hưởng bởi tình trạng hậu covid-19. Một số tác hại hậu covid-19 đem đến là một loạt các vấn đề sức khỏe mới, tái phát hoặc liên tục, có thể xảy ra trong thời gian hơn 4 tuần sau lần nhiễm SARS-CoV-2.
Ngay cả những người bị nhiễm SARS-CoV-2 không xuất hiện các triệu chứng của bệnh covid -19 vài ngày hoặc vài tuần sau khi nhiễm bệnh cũng có thể phát triển triệu chứng bệnh lý hậu covid-19.
Một số bệnh lý thường gặp hậu covid-19 phải kể đến như: di chứng covid, hội chứng covid kéo dài, covid-19 hậu cấp tính hoặc do ảnh hưởng lâu dài của covid hoặc covid mãn tính.
Các triệu chứng khác nhau có thể xảy ra, bao gồm sốt nhẹ, khó thở nhẹ hoặc thở gấp, mệt mỏi hoặc chóng mặt, ho, nhức đầu, tức ngực, cảm giác nóng ran hoặc đánh trống ngực, đau cơ và khớp. Hoặc có thể là rối loạn tiêu hóa (chán ăn, ăn không ngon, đau bụng, tiêu chảy…), rối loạn vị giác hoặc khứu giác.
Phát ban có thể xuất hiện trên da. Về mặt thần kinh, có thể xảy ra rối loạn giấc ngủ, rối loạn tập trung và thay đổi tâm trạng.
Một số người đang hồi phục sau khi nhiễm covid-19 nghiêm trọng gặp phải các tác dụng phụ dài hạn trên đa cơ quan và các bệnh tự miễn dịch kéo dài hàng tuần đến hàng tháng.
Ngoài ra, mặc dù rất hiếm nhưng ở một số người (chủ yếu là trẻ em) có tình trạng phát triển hội chứng viêm đa hệ (đây là một tình trạng trong đó các bộ phận khác nhau của cơ thể có thể bị viêm) trong hoặc ngay sau khi nhiễm covid-19.

Cách chăm sóc sức khỏe người bệnh hậu COVID-19
Làm thế nào chăm sóc sức khỏe người bệnh hậu covid-19? Sau khi bị nhiễm covid-19, bệnh nhân vẫn cần được hỗ trợ hoặc tự mình cố gắng (nếu có thể) để có thể sinh hoạt, ăn uống và tập thể dục điều độ. Điều này rất cần thiết và rất quan trọng để bệnh nhân phục hồi nhanh hơn hậu covid-19.
Trước hết, người khỏi bệnh cần thực hiện một số bước để duy trì giấc ngủ hợp lý (chủ yếu ngủ nhiều vào ban đêm và hạn chế ngủ nhiều vào ban ngày). Thực hiện các hoạt động phục hồi sức khỏe như vận động nhẹ (đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ nhàng, đạp xe thật chậm (nếu có thể), tập thể dục dưỡng sinh…).
Bạn cần quan tâm đến phương pháp thở (hít vào, thở ra từ từ, hít vào sâu và chậm, thở ra nhẹ nhàng và chậm, tăng nhịp độ hàng ngày). Bạn cũng cần tiếp xúc với ánh nắng ít nhất 30 phút mỗi ngày (nắng sáng sớm hoặc chiều mát, chia làm 3 đến 4 lần, mỗi lần chỉ cần thực hiện 5 đến 10 phút). Điều này giúp điều chỉnh nhịp sinh học trong ngày của cơ thể.
Với bệnh nhân đã hoàn thành xong thời gian tự cách ly, nên khuyến khích bệnh nhân dành nhiều thời gian và hoạt động với gia đình, chuẩn bị các bữa ăn hay dọn dẹp nhà cửa để có thể mau chóng hòa nhập và quay về trạng thái thường ngày.
Nhất là với những người cao tuổi, người thân trong gia đình cần thường xuyên trò chuyện, động viên và giúp đỡ để giảm bớt lo lắng, căng thẳng sau cơn bệnh, đồng thời giúp kích thích não bộ hoạt động hiệu quả hơn sau covid-19.
Nên khuyến khích người đã khỏi bệnh thường xuyên đọc sách, báo, trò chuyện về các tin tức trong ngày…cũng sẽ giúp quá trình hồi phục sức khỏe và tâm lý diễn ra tốt hơn.
Khi đã âm tính và phục hồi, người bệnh cũng nên thực hiện nghiêm túc những tư vấn của bác sĩ, thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ khoảng cách tiếp xúc với các thành viên trong gia đình, rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch, đề phòng bệnh cho mọi người trong gia đình và láng giềng xung quanh…Người bệnh cũng nên lưu ý không nên nhìn màn hình điện thoại, máy tính hay tivi liên tục trong ngày.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh hậu covid-19
Trong giai đoạn người bệnh mới xuất viện, nên chia bữa ăn thành 3 đến 5 bữa mỗi ngày (tùy theo sức ăn của người bệnh), đồng thời nên kết hợp thực phẩm đa dạng trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Nên bổ sung nhiều rau, uống đủ nước và bổ sung thêm nước ép trái cây mỗi ngày, uống thêm sữa (với những người mắc bệnh đái đường nên uống sữa không đường, không ăn các loại bánh kẹo, nước có đường). Nên bổ sung thêm hải sản như tôm, cua, cá, sò để cung cấp dồi dào dưỡng chất, kẽm, phục hồi cơ thể hiệu quả.
Để mau chóng phục hồi sức khỏe hậu covid-19, người bệnh cần kết hợp hài hòa giữa việc bổ sung dưỡng chất lẫn tập thể dục, tập dưỡng sinh đều đặn, đồng thời kết nối nhiều hơn với mọi người xung quanh.
