Trong thời gian mang thai là một quá trình khó khăn đối với người phụ nữ vì lúc này họ sẽ có nhiều sự thay đổi bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cũng như chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi phù hợp để giúp thai nhi phát triển tốt bên trong bụng mẹ là điều cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên không ít các phụ nữ mang thai gặp rất nhiều vấn đề đối với việc thay đổi cân nặng. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về trường hợp không tăng cân khi mang thai của mẹ bầu để xem có những điều gì cần lưu ý và cách cải thiện tình hình trên nhé!
Khi cân nặng tăng lên đột ngột khiến cho vóc dáng thay đổi. Làm cho các chị em cảm thấy thiếu đi sự tự tin, hoặc là cân nặng không tăng lên khiến phát sinh nhiều lo lắng cho thai nhi,.. Đặc biệt khi cân nặng không tăng lên được trong giai đoạn đang mang thai gây nên nhiều hệ lụy không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ, mà còn cả đến sự phát triển và khỏe mạnh của trẻ về sau. Cùng topsuckhoe.com tìm hiểu nhé!
Tăng cân trong quá trình mang thai
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia về sinh sản thì mức cân nặng trung bình mà các mẹ bầu sẽ cần tăng lên sẽ từ 10 – 15 kg. Với những người thừa cân thì mức cân nặng trung bình cần tăng sẽ từ 6 – 11 kg. Còn với những người bị thiếu cân thì nên tăng từ 12 – 18 kg.
Ở giai đoạn những tháng đầu thai kỳ (3 tháng) thì mức cân nặng cần tăng lên sẽ tầm 0,5 – 1kg/ tháng. Đến tháng thứ 6 của giai đoạn mang thai là thời gian cân nặng của các mẹ bầu phát triển. Mỗi tháng sẽ tăng lên tầm 0,5kg. Để đạt được điều này thì trung bình lượng calo hằng ngày sẽ tầm 340 – 420 calo tùy theo từng giai đoạn mang thai.
Tầm quan trọng của câng nặng đến quá trình mang thai
Mới nhìn thì hầu hết các chị em phụ nữ lúc mang thai đều nghĩ số lượng cân nặng tăng lên quá nhiều. Tuy nhiên phần cân này sẽ được phân bố cho thai nhi cùng những bộ phận hỗ trợ nuôi dưỡng em bé, tăng sức khỏe cho mẹ: nhau thai, nước ối, mô vú, mỡ,..
Vậy nên nếu như cân nặng của mẹ không tăng đủ sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe em bé trong bụng và cả người mẹ trong quá trình sinh để về sau.
Những nguy hiểm xảy lúc không tăng cân khi mang thai
Các ảnh hưởng đến người mẹ: Cơ thể người mẹ dễ bị các vấn đề về suy nhược do thiếu máu và chất dinh dưỡng, đường huyết bị hạ. Từ đó gây nên mệt mỏi và sức khỏe cũng kém đi nhiều. Lượng nước ối để nuôi thai nhi cũng bị ảnh hưởng làm tác động đến sự phát triển của em bé.
Thể chất của người mẹ yếu đi làm cho quá trình sinh đẻ cũng gặp khó khăn hơn. Phải tốn nhiều thời gian nghỉ dưỡng và theo dõi hơn so với những mẹ bầu thông thường. Sau khi sinh thì lượng sữa cung cấp cho em bé không đủ.
Các ảnh hưởng đến cả em bé trong bụng mẹ
Ảnh hưởng đến thai nhi: Người mẹ không tăng đủ cân khi mang thai thì thai nhi rất có khả năng sẽ bị tình trạng thai nhỏ. Thai nhi trong bụng mẹ sẽ phát triển chậm, những bộ phận cơ thể bé cũng không được cung cấp đủ chất để phát triển toàn diện. Lượng dinh dưỡng bị thiếu hụt làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi ra đời. Trẻ khi sinh ra thì khả năng bị thiếu kí, thấp còi hay mắc các dị tật bẩm sinh cũng sẽ cao hơn bình thường.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu không tăng cân khi mang thai
Biết về tầm quan trọng của việc phát triển cân nặng của người mẹ trong quá trình mang thai. Tuy nhiên vẫn rất nhiều người không thể tăng được cân mặc dù đã cố gắng thử. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Ốm nghén, mệt mỏi do mang thai: Trong quá trình mang thai thì những vấn đề mệt mỏi, ốm nghén trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ là không tránh khỏi. Chúng tạo cho mẹ bầu cảm giác buồn nôn thường xuyên nên khiến cho việc ăn uống hấp thụ chất bị hạn chế.
Do mẹ bầu đang mắc các bệnh lý: Khi người phụ nữ mang thai nhưng lại mắc phải các bệnh lý như là các bệnh về dạ dày, các bệnh về nội tiết tố, tiểu đường,..thì việc hấp thụ chất dinh dưỡng của họ rất kém, khả năng tăng cân vì vậy cũng giảm so với người bình thường. Đối với trường hợp này cần có sự tư vấn và hướng dẫn từ các bác sĩ để có phương pháp chăm sóc cho phù hợp.
Những lý do khiến cân nặng của mẹ bầu không tăng
Lượng chất dinh dưỡng, calo không nạp đủ vào cơ thể: Nguồn dinh dưỡng chính nhất định phải được cung cấp đủ trong các bữa ăn của mẹ bầu đó là 4 nhóm chất: đạm, đường, vitamin và chất béo. Nếu bị thiếu hụt đi thì lượng chất hỗ trợ nuôi em bé sẽ bị giảm đi. Sức khỏe người mẹ cũng không được đảm bảo. Khiến không tăng cân trong khi mang thai.
Chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý: Vì phải chịu mệt mỏi trong quá trình mang thai khiến thời gian nghỉ ngơi của mẹ bầu bị đảo lộn. Nhiều thói quen không tốt như là bỏ bữa sáng, ăn uống không đúng giờ giấc, thường xuyên ăn đêm,.. Tất cả làm cho hệ tiêu hóa trong cơ thể bị rối loạn. Dẫn đến việc tăng cân cũng khó khăn hơn.
Stress, căng thẳng: Khi mang thai nhưng người mẹ lại phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống hay công việc, gia đình. Họ không có thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp cũng là nguyên nhân gây stress, căng thẳng, khiến tình trạng mất ngủ tăng lên làm cho sức khỏe của thai nhi gặp nhiều vấn đề và người mẹ cũng khó hấp thu dinh dưỡng hơn.
Thực hiện vận động mạnh, quá nhiều: Có một số trường hợp cơ thể của mẹ bầu diễn ra hoạt động trao đổi chất cao hơn so với bình thường vì phải vận động mạnh hoặc quá nhiều làm cho tình trạng cân nặng không thể phát triển lên được.
Cải thiện tình hình tăng cân khi mang thai cho mẹ bầu
Sử dụng đủ chất cho cơ thể: Trong quá trình chăm sóc về chế độ ăn uống thì cần bổ sung năng lượng cho cơ thể thông qua những món có nhiều calo như là thực phẩm từ ngô, lúa mì, bơ đậu phộng, phô mai, sữa,..
Lập thời gian biểu cho ăn uống, chia thành các bữa ăn nhỏ: Khi đang trong giai đoạn ốm nghén, thì mặc dù cảm giác đói sẽ nhanh xuất hiện hơn bình thường nhưng kèm với đó những cảm giác nôn ói cũng đến khiến cho khả năng ăn uống gặp hạn chế. Vậy nên tốt nhất thì nên chia nhỏ các bữa ăn ra và ăn uống chậm lại để tạo thành thói quen ăn uống
Uống nhiều nước và bổ sung các loại rau củ xanh: Cung cấp đủ lượng nước cần thiết trong ngày vừa giúp cho cơ thể hoạt động trôi chảy hơn, quá trình trao đổi chất dễ dàng và cũng giúp cơn đói giảm đáng kể. Có thế sử dụng được các loại nước lọc hay thay bằng nước trái cây hay sinh tố để Ngoài ra cũng đừng quên bổ sung những thực phẩm từ rau củ trong các bữa ăn để tránh tình trạng táo bón, khó tiêu hay là cung cấp các chất xơ, vitamin cho cơ thể.
Tránh các loại thực phẩm gây hại: Ngoài việc nên ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng thì cũng cần loại bỏ nhóm các chất kích thích hay thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như là cà phê, rượu, bia, nước ngọt có gas,..
Áp dụng nghỉ ngơi, sinh hoạt phù hợp để giảm căng thẳng hỗ trợ tăng cân
Nghỉ ngơi, tập luyện vận động hợp lý: Nên ngủ nghỉ hợp lý, tránh để cho cơ thể bị căng thẳng, stress. Thay vì vận động quá sức thì có thể chọn các phương pháp thể thao nhẹ nhàng như là đi bộ, tập yoga,.. đều rất tốt và an toàn cho người mang thai.
Khi theo dõi và nhận biết được việc mẹ bầu không tăng cân khi mang thai trong thời gian quan trọng của thai kỳ thì cần lập tức đến thăm khám tại các bệnh viện, cơ sở uy tín. Để những bác sĩ có chuyên môn kiểm tra tình trạng sức khỏe. Ngoài ra cũng cần khám thai định kì để theo dõi tình trạng thai nhi. Tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra cho mẹ và bé.