Hiện nay có rất nhiều người chỉ cần hít không khí thôi cũng mập và cũng không ít người dù ăn nhiều nhưng không tăng cân lên được. Vậy rốt cuộc lý do nguyên nhân là vì sao? Hãy cùng tìm hiểu lời giải cho câu hỏi hóc búa này nhé! Chỉ khi nắm rõ được nguyên nhân thì từ đó chúng ta mới có thể tìm ra được những biện pháp khắc phục và cải thiện phù hợp nhất với tình trạng của mình và tăng được chỉ số cân nặng của mình lên. Cùng với Topsuckhoe tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Ăn nhiều nhưng không tăng cân được do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về di truyền
Theo nghiên cứu từ những chuyên gia dinh dưỡng đã cho biết gen có tác động và quyết định đến tỉ lệ cơ thể của chúng ta rất lớn. Những người có tạng gầy, ốm hầu hết đều chịu tác động từ yếu tố gen di truyền từ gia đình vào khoảng 30% – 40%. Gen di truyền tác động lên các yếu tố như nội tiết tố trong cơ thể, quá trình chuyển hóa hay là khẩu vị ăn uống,.. Tất cả làm cho cân nặng luôn dừng lại ở tại một mức nhất định, rất khó thay đổi tăng thêm.
Ảnh hưởng của gen đến việc không tăng được cân nặng như mong muốn
Tuy nhiên về việc tăng cân vẫn có thể xảy ra nếu kiên trì điều chỉnh các vấn đề tác động từ bên ngoài để hỗ trợ giúp nâng cao sức khỏe cải thiện được vóc dáng cơ thể. Cũng nên sử dụng thêm các thực phẩm có chứa các chất phức hợp như L-Threonine, digenzym,.. để cải thiện tình trạng tiêu hóa, hỗ trợ tốt cho tăng cân.
Hấp thu các chất dinh dưỡng kém, cơ thể không được thanh lọc làm khó tăng được cân nặng
Các chất dinh dưỡng khi được dung nạp vào trong cơ thể không được hệ đường ruột hấp thụ hết và rồi bị đào thải ra bên ngoài. Làm cho cơ thể hấp thụ không đủ chất từ đó gây ốm yếu, gầy gò khiến không tăng được cân. Đây được xem như một dạng bệnh lý của các vấn đề về hệ đường ruột. Với một số nguyên nhân như:
- Do bị tổn thương, nhiễm trùng niêm mạc đường ruột gây mất cân bằng hệ vi sinh và rối loạn dung nạp lactonse.
- Các bệnh về đau dạ dày, thiếu hụt enzym trong hệ tiêu hóa
- Do xuất hiện các loại ký sinh trùng trong hệ đường ruột như: giun, sán,..
Ngoài ra việc chỉ chú trọng vào ăn một số loại chất nhất định như các chất béo, tinh bột, đường,..với mong muốn tăng được cân cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Làm cơ thể thiếu sự cân bằng, tích tụ độc tố nhưng không được thanh lọc kịp thời.
Cơ thể hấp thu kém, không được thanh lọc khiến cân nặng khó phát triển
Thay vào đó hãy chú trọng ăn đầy đủ tất cả các chất cho cơ thể: chất béo, chất đạm, tinh bột và đặc biệt là những thực phẩm nhiều vitamin và chất khoáng có nhiều hàm lượng chống oxy hóa có trong rau củ, các loại hoa quả và hạt. Và hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày để giúp các cơ quan hoạt động trơn tru, dễ đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Thói quen ăn uống, sinh hoạt thất thường không điều độ ảnh hưởng đến việc dù ăn nhiều nhưng không tăng cân
Không ít người thắc mắc tại sao họ đã cố gắng ăn đủ chất tuy nhiên vẫn chưa thể thay đổi được tình trạng cân nặng theo như mong muốn. Thì xin hãy xem lại về các chế độ sinh hoạt, ăn uống của mình trước khi từ bỏ ước mơ lên kí nhé!
Bởi vì giờ giấc và những thói quen sinh hoạt hay ăn uống thiếu tính khoa học cũng gây ảnh hưởng đến cơ thể, làm khó có thể tăng cân được. Ví dụ như những thói quen sinh hoạt hay suy nghĩ sai lầm như:
Ăn bỏ bữa, không đủ bữa, ăn tùy hứng không chú ý đến giờ giấc ăn uống hay ăn quá liên tục và nhiều, đặc biệt là ăn đêm, thiếu ngủ,.. Tất cả đều làm hệ tiêu hóa làm việc không điều độ: hoặc làm quá ít hoặc bị quá tải. Dẫn đến khó hấp thu được đủ các chất cần thiết, ảnh hưởng đến sức khỏe gây nên các bệnh về tiêu hóa, dạ dày và ảnh hưởng đến cân nặng.
Làm việc bận rộn khiến thời gian biểu ăn uống bị ảnh hưởng
Phương pháp để cải thiện tình trạng trên đó chính là kiểm soát được thói quen trong sinh hoạt và ăn uống của bạn. Hãy duy trì giờ giấc nghỉ ngơi, ăn uống theo một lịch trình có sẵn. Ăn đủ bữa và nên chia nhỏ ra thành nhiều bữa ăn với lượng thức ăn ít để cho cơ thể dễ hấp thụ. Ngủ đủ giấc để giúp các hormone tăng trưởng hoạt động tốt, kích thích phát triển cơ bắp và tăng hiệu quả làm việc cho các cơ quan trong cơ thể, nổi bật là hệ đường ruột.
Quá trình chuyển hóa năng lượng cao làm ảnh hưởng đến việc ăn nhiều nhưng không tăng cân
Một người bình thường trung bình sẽ tiêu hao từ 1,200 Kcal – 1,400 Kcal/ ngày cho các hoạt động. Nếu lượng Kcal của bạn tiêu thụ trong ngày cao hơn mức trung bình, thì dù cho bạn có ăn nhiều nhưng không tăng cân được. Cách để nhận biết được việc chuyển hóa năng lượng trong cơ thể đang ở mức cao đó chính là làn da bạn khi sờ vào sẽ cảm thấy nóng, nhịp tim thì đập nhanh hơn so với bình thường.
Vậy để giúp cho quá trình tiêu hao năng lượng được diễn ra ổn định, bình thường thì bạn nên hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều chất kích thích như cà phê, nước ngọt, rượu bia,.. Và bổ sung sử dụng nhiều những loại đồ ăn mát, có tính trung hòa.
Thiếu vận động khiến việc hấp thu chất dinh dưỡng bị trì trệ, ảnh hưởng đến quá trình tăng cân
Bên cạnh đó cũng nên lưu tâm đến các hoạt động thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe, tăng độ dẻo dai cho cơ thể cũng như hỗ trợ tốt quá trình trao đổi chất. Nghe có vẻ vô lý vì khi trao đổi chất nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến tiêu tốn năng lượng, làm sao tăng cân được? Nhưng thật sự thì việc thiếu vận động làm cho cơ thể thiếu sức sống, giảm cảm giác muốn ăn, quá trình trao đổi chất bị trì trệ khiến việc hấp thu dinh dưỡng bị ảnh hưởng. Từ đó mới khó tăng cân được.
Lạm dụng thuốc tăng cân và những dòng sản phẩm hỗ trợ phát triển cân nặng cũng dẫn đến ăn nhiều nhưng không tăng cân
Nghe có vẻ thật kì lạ khi thuốc tăng cân lại chính là nguyên nhân làm ta không tăng được cân được. Tuy nhiên đó chính là sự thật đấy! Rất nhiều người cảm thấy chán nản vì quá trình tăng cân theo tự nhiên đòi hỏi quá nhiều sự kiên trì và họ lại muốn làm sao lên kí một cách nhanh chóng. Dẫn đến nhu cầu sử dụng thuốc hay các sản phẩm tăng cân là bắt buộc xảy ra. Tuy nhiên bên cạnh các công dụng của chúng cũng có kèm nhiều tác dụng phụ. Một trong số đó lại làm ức chế quá trình phát triển cân nặng tự nhiên.
Lạm dụng thuốc khiến không tăng cân lên được như mong muốn
- Việc chuyển hóa lipid trong cơ thể do tác động của thuốc khiến cho phần mỡ ở mặt và cổ được đọng lại nhưng các bộ phận khác trong cơ thể, đặc biệt là phần cơ lại có xu hướng teo đi. Tạo cảm giác người mập lên ở phần mặt nhưng lại không tác động nhiều đến cân nặng
- Sử dụng quá nhiều thuốc giảm cân cũng có thể gây nên cảm giác khó chịu, gây ảo giác và nhiều khi lại chán ăn hơn.
- Các bộ phận trong cơ thể khi dưới tác động của những thành phần có trong thuốc cũng dễ gặp các vấn đề về gan, thận, loét dạ dày, tăng huyết áp, loãng xương, ngưng hoạt động phát triển của cơ thể,..
Bên cạnh những tác dụng nhanh chóng mà những sản phẩm thuốc hỗ trợ mang lại thì cũng cần lưu ý rất nhiều về liều lượng, cách sử dụng cũng như thành phần và các tác dụng phụ đi kèm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mỗi người.
Việc làm đẹp là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và cố gắng để thay đổi những thói quen, chế độ ăn uống sinh hoạt bản thân qua mỗi ngày từ đó giúp mình có được vóc dáng, cơ thể khỏe mạnh như mong muốn. Bài viết ở trên đã tổng hợp được cho chúng ta biết và hiểu được một số những lý do vì sao ăn nhiều nhưng không tăng cân được từ đó tìm kiếm giải pháp tối ưu để giải quyết. Mong những thông tin này hữu ích cho quá trình hoàn thiện cơ thể của bạn. Hẹn gặp lại ở các bài viết khác.