Trong quá trình nuôi dạy trẻ khôn lớn thì các bậc cha mẹ luôn có rất nhiều nỗi trăn trở khôn nguôi. Một trong số những nỗi lo đó chính là việc trẻ chậm tăng cân. Mặc dù đã được chăm sóc cẩn thận, ăn uống nhiều dưỡng chất nhưng dấu hiệu phát triển về cân nặng không tăng lên. Trẻ chậm lớn hơn so với những người bạn cùng trang lứa. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân cũng như các phương pháp, các cách giải quyết vấn đề đau đầu này thông qua bài viết chia sẻ bên dưới đây nhé!
Ở mỗi giai đoạn phát triển riêng mà tốc độ phát triển về chiều cao, cân nặng và trí não của trẻ sẽ có nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh là lúc đang trong thời gian phát triển vậy nên nếu như trẻ xuất hiện những dấu hiệu cân nặng không mấy thay đổi hoặc thay đổi rất chậm sẽ gây ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe và sức đề kháng của trẻ trong giai đoạn đầu đời này.
Cách để nhận biết trẻ đang chậm phát triển cân nặng
Tốc độ tăng trưởng của trẻ ở những thời kỳ sơ sinh cho dù là bé trai hay gái thì đều giống nhau. Thông thường trong những giai đoạn 3 tháng đầu đời thì mức cân nặng mà trẻ có thể tăng lên sẽ tầm 1 đến 1,2 kg/ tháng. Những tháng sau thì mỗi tháng sẽ tăng tầm 0.6kg. Và từ tháng thứ 6 trở đi mức cân nặng vẫn sẽ tăng nhưng giảm bớt đi còn từ 0,3 – 0,4 kg.
Chú ý quan tâm đến sự thay đổi cân nặng của trẻ trong giai đoạn sơ sinh
Vậy nên nếu thấy trong các giai đoạn tuổi này mà mức cân nặng của trẻ không tăng, có những dấu hiệu trẻ thất thường trong ăn uống (biếng ăn, trông mệt mỏi, tay chân nhỏ gầy guộc,..). Thì các bậc cha mẹ hãy nên chú ý vì nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ về sau này đấy nhé.
Trẻ chậm tăng cân có ảnh hưởng gì đến sức khỏe
Có nhiều gia đình cho việc trẻ chậm tăng cân không phải là một nỗi lo quá lớn đến sức khỏe. Họ thường bỏ qua điều này. Tuy nhiên chính dấu hiệu trẻ không phát triển về cân nặng lại gây nên nhiều hệ lụy về sau cho sức khỏe.
Cần lưu ý khi thấy trẻ chậm tăng cân
Hệ miễn dịch suy yếu, trẻ dễ nhiễm bệnh hơn: vì không có đủ chất dinh dưỡng nên cơ thể trẻ sẽ bị thiếu đi sức đề kháng, hệ miễn dịch cũng hoạt động kém hơn. Từ đó giúp cho những vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập và bên trong cơ thể của trẻ hơn. Khiến cho trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh về đường tiêu hóa,..thời gian để trẻ hồi phục cũng sẽ lâu hơn.
Chậm phát triển so với độ tuổi: ở giai đoạn trẻ từ 1 – 3 tuổi là lúc quá trình phát triển diễn ra nhanh chóng, nếu thiếu cân thì quá trình này cũng sẽ chậm lại. Chiều cao, cân nặng, và có thể là cả trí não cũng bị ảnh hưởng. Ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, vận động, tiếp nhận thông tin sẽ kém linh hoạt hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
Những nguyên nhân khiến cho trẻ chậm tăng cân
Có những nguyên nhân nào khiến cho cân nặng của trẻ tăng chậm đi? Chỉ khi nào trả lời được câu hỏi này thì vấn đề này mới có thể được giải quyết được. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu các nguyên nhân thường gặp nhất mà khiến cho trẻ chậm tăng cân.
Các vấn đề về tiêu hóa và đường ruột của trẻ: vì hiện tại hệ tiêu hóa của trẻ vẫn mới ở giai đoạn đầu, chưa hoàn thiện giống như là người lớn nên nếu phải ăn những chất khó tiêu (thức ăn quá cứng) thì sẽ mất nhiều thời gian để hấp thụ, lúc này sẽ ảnh hưởng đến đại tràng và làm cho trẻ ăn các bữa khác cũng hạn chế hơn.
Trẻ bị giun: khi có các loại giun hay những loại ký sinh sống trong đường ruột của trẻ thì những loại chất dinh dưỡng mà trẻ ăn vào đều bị các loại giun hay vi khuẩn, ký sinh trùng hút hết đi. Làm dưỡng chất dù nạp vào cơ thể cũng không được cơ thể hấp thụ. Khiến cân nặng không tăng lên được.
Ba mẹ pha sữa không đúng cách: Trong trường hợp mẹ thiếu sữa hoặc để giảm bớt áp lực về việc cung cấp sữa cho bé, nên nhiều gia đình quyết định cho trẻ sử dụng sữa ngoài để cung cấp dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên cách mà nhiều gia đình pha sữa công thức cho trẻ uống lại không giống nhau, không đúng cách. Đôi lúc pha quá đặc, hoặc là quán lỏng khiến lượng dinh dưỡng vào cơ thể trẻ không ổn định (quá ít hoặc quá nhiều) khiến cho trẻ dễ bị chậm phát triển cân nặng và còn tạo cảm giác biếng ăn.
Không cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ
Cho trẻ ăn nhiều nước hơn là cái, cung cấp thiếu chất: Cung cấp đủ chất cho trẻ trong giai đoạn phát triển này là cực kỳ quan trọng. Hầu hết trẻ bị chậm tăng cân là vì cơ thể đang bị thiếu hụt một số chất trong cơ thể như: sắt, kẽm, canxi, kali, các vitamin, chất béo,.. Không ít cha mẹ cho rằng nước hầm cũng đã có dưỡng chất bên trong đó, nên chỉ cho trẻ ăn nhiều nước là chính. Tuy nhiên các chất đạm vẫn nằm nhiều trong phần cái, nên để trẻ ăn phần cái đã mềm và nhuyễn từ đó có thể nhận được chất dinh dưỡng đầy đủ nhất trong thức ăn.
Các cách hỗ trợ tăng cân cho trẻ
Khi đã biết được nguyên nhân khiến cân nặng của trẻ bị kìm hãm, khó tăng được thì từ đó ta sẽ dễ dàng có được cách giải quyết phù hợp nhất. Cùng theo dõi một số phương pháp giúp trẻ tăng cân nặng thường được áp dụng trong mọi gia đình có con nhỏ xem đó là gì?
Cho trẻ ăn đủ các loại chất dinh dưỡng trong khẩu phần mỗi bữa ăn: Việc cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ hầu như các cha mẹ nào cũng biết. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được loại thực phẩm nào cung cấp chất gì. Và biết cách luân phiên thay đổi món ăn để tạo sự mới lạ cho trẻ, lượng thức ăn nên cung cấp trong mỗi bữa là bao nhiêu thì đủ,… Bên cạnh đó cũng không quên cung cấp thêm lượng dầu mỡ vừa phải để giúp trẻ có được năng lượng và tăng khả năng hấp thụ.
Không ép trẻ ăn quá nhiều, quá no trong một bữa: Ép ăn luôn là điều mà nhiều gia đình vẫn làm vì mong muốn trẻ có thể ăn hết phần thực phẩm trong một bữa để cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên việc ép trẻ ăn có thể làm cho trẻ bị sợ mỗi lúc đến bữa và gây nên biếng ăn, bỏ bữa của trẻ. Cha mẹ không nên ép trẻ mà nên để cho trẻ tự quyết định việc này. Khi bé đói thì sẽ tự tìm đến với thức ăn và sẽ có cảm giác ăn ngon hơn. Tự động không cần ép nhưng trẻ vẫn có thể ăn được nhiều.
Lập kế hoạch ăn uống cho trẻ
Chia đều, nhỏ các bữa ăn ra trong ngày: Hiện tại đối với trẻ nhỏ thì hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn toàn khỏe vì đó không nên quá dồn ép nhiều lượng thức ăn hay dinh dưỡng trong mỗi bữa được. Cách duy nhất có thể làm là chia nhỏ các bữa ra. Cho trẻ ăn thường xuyên trong ngày nhưng vẫn đảm bảo hệ tiêu hóa trẻ không bị làm việc quá sức.
Thêm các loại men vi sinh, lợi khuẩn để hỗ trợ phát triển đường ruột của trẻ: Để có thể ngăn chặn các vấn đề xảy ra cho đường ruột của trẻ, giải quyết được những tình trạng các vi khuẩn có hại tác động đến hệ tiêu hóa, các trường hợp táo bón, đầy bụng khó tiêu,.. thì cung cấp các lợi khuẩn, men vi sinh là điều nên làm. Các loại vi khuẩn có lợi này có thể dễ dàng tìm thấy trong những loại sữa chua ăn và uống.
Các cách hỗ trợ tăng cân cho trẻ là điều nên làm. Tuy sẽ tốn nhiều thời gian, công sức và sự kiên nhẫn để có thể đạt được kết quả nhưng cũng sẽ tạo nên được thói quen tốt trong ăn uống cho trẻ về lâu dài. Vậy nên các bậc cha mẹ đừng quá sốt ruột. Cũng nên lưu ý khi thấy tình trạng trẻ sau thời gian dài không có thay đổi gì thì nên đưa bé đến các trung tâm y tế thăm khám để tìm ra nguyên nhân. Tránh tự tiện chữa trị hay sử dụng thuốc tại nhà mà không có sự hướng dẫn của các bác sĩ.